Bên cạnh tác dụng chống viêm, bảo vệ và phục hồi sụn khớp, MSM còn có ưu điểm kích thước phân tử nhỏ và khả năng thẩm thấu cao, mang lại hiệu quả điều trị cao trong các bệnh đau nhức xương khớp.
1. MSM là gì?
- Tên tiếng Anh: Methylsulfonylsalicylate
- Tên khác: methyl sulfone và dimethyl sulfone (DMSO2)
- Cấu trúc hóa học: là một hợp chất organosulfur có công thức (CH3)2SO2
MSM là một hợp chất lưu huỳnh tự nhiên, được tìm thấy trong các loại cây xanh, trái cây, rau, ngũ cốc, một số loại tảo hoặc trong vỏ thượng thận của gia súc, sữa người, sữa bò và nước tiểu. MSM cũng được tìm thấy trong dịch não tủy và huyết tương ở người với nồng độ 0 đến 25 mcmol/l.
MSM bị phá hủy khi chế biến thực phẩm, chẳng hạn như đun nóng hoặc làm mất nước.
2. Tính chất lý hóa
MSM là chất rắn tinh thể màu trắng ở nhiệt độ phòng (mp = 109°C), không mùi và không gây kích ứng da MSM khá trơ về mặt hóa học vì nguyên tử S của sulfone đã ở trạng thái oxy hóa cao nhất (VI).
3. Công dụng và tác dụng dược lý
MSM được ứng dụng rất nhiều trong y học. Nhờ tác dụng chống viêm, phục hồi và bảo vệ sụn khớp, cùng kích thước phân tử nhỏ và khả năng thẩm thấu cao, MSM mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị các bệnh xương khớp.
MSM là thành phần không thể thiếu trong các thuốc chuyên dùng điều trị các bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm.
Cho tới nay, MSM được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị các bệnh:
- Viêm xương khớp
- Ung thư
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh trứng cá đỏ
- Chấn thương cơ bắp do tập thể dục.
4. Cơ chế tác dụng
4.1 Tác dụng chống viêm:
MSM có tác dụng chống viêm mạnh nhờ: ức chế hoạt động của NF- kB - một phức hợp protein liên quan tới việc sản xuất các các cytokin gây phản ứng viêm như interleukin 6 (IL-6) và yếu tố hoại tử khối u (TNF-α).
Để chứng minh tác dụng chống viêm của MSM: Năm 2011, nhà khoa học Notarnicola A. và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm khớp gối được sử dụng MSM 5g/ngày kết hợp với axit boswellic 7,2 mg/ngày. Kết quả cho thấy: sau 60 ngày, nhóm điều trị đã giảm đáng kể việc sử dụng thuốc chống viêm, và liều thấp hơn đáng kể so với nhóm giả dược.
4.2 Tác dụng bảo vệ và phục hồi sụn khớp
MSM giúp bảo vệ sụn khớp nhờ ức chế hoạt động của các enzym phá hủy sụn khớp như: MMP (enzyme có tác dụng phá vỡ cấu trúc collagen và ức chế sự hình thành collagen mới), enzym collagenase (có tác dụng phân cắt collagen loại II)
MSM giúp phục hồi sụn khớp nhờ: kích thước rất nhỏ, MSM có khả năng xuyên qua màng và thẩm thấu cao, kể cả các tế bào sụn. Nhờ đó MSM giúp cung cấp lưu huỳnh, là nguyên liệu hình thành các acid amin trong các mô liên kết tại vùng bị đau, giúp tái tạo sụn khớp.
Trên thực tế, tác dụng bảo vệ của MSM có thể được nhìn thấy từ năm 1991, khi Murav'ev và các đồng nghiệp mô tả sự giảm thoái hóa khớp gối của chuột bị khớp.
4.3 Tác dụng làm giảm đau và cứng khớp, tăng khả năng vận động
Nhờ làm giảm đáng kể tình trạng viêm và ức chế sự phá vỡ của sụn, một mô linh hoạt để bảo vệ các đầu xương khớp, MSM có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh xương khớp: giảm đau khớp, cứng khớp và sưng, tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Một nghiên cứu lâm sàng do nhà khoa học Kim LS cùng cộng sự thực hiện năm 2006 trên 40 bệnh nhân thoái hóa khớp gối được 3g micropill MSM uống (OptiMSM) 2 lần/ngày cho thấy: sau 12 tuần, các bệnh nhân thấy cơn đau giảm đáng kể và giảm sưng và cứng khớp, chức năng vận động cải thiện tối đa.
5. Cách sử dụng
Theo trang drug.com - bách khoa toàn thư về dược phẩm của Hoa Kỳ, MSM thường được dùng từ 2 đến 6g/ngày, chia làm 2 đến 3 lần cho bệnh viêm khớp và các bệnh xương khớp khác.
MSM được cơ quan quản lý lớn như FDA trao chứng nhận là an toàn (GRAS) là an toàn và thường được dung nạp tốt với tác dụng phụ tối thiểu, trừ một số trường hợp nhạy cảm thấy buồn nôn, đầy hơi và tiêu chảy.
Trả lời
Trả lời
Trả lời