Đau vai gáy là triệu chứng rất phổ biến ở nhiều người. Bệnh đặc trưng bởi những cơn đau âm ỉ tại vùng vai gáy và khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng những bài thuốc dân gian tại nhà để giảm các cơn đau của bệnh. Dưới đây là 5 bài thuốc đơn giản, với nguyên liệu dễ kiếm rất tốt cho người bị đau mỏi vai gáy
1. Giảm đau vai gáy bằng ngải cứu, muối hạt
Ngải cứu là thảo dược sống lâu năm, thường mọc hoang hoặc được trồng làm thuốc trong vườn nhà. Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm với tác dụng ổn định khí huyết, cầm máu, giảm đau, trừ lạnh,...Thầy thuốc thường sử dụng ngải cứu để trị các chứng đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau cột sống. Kết hợp muối cùng ngải cứu sao nóng, chườm lên vùng bị đau sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau vài ngày kiên trì thực hiện.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm muối trắng
- Đem ngải cứu và muối trắng sao vàng
- Cho hỗn hợp vào túi vải, chườm nóng lên vùng bị đau trong thời gian 15 phút
2. Hỗn hợp phèn chua, cam và hành khô
Cam nổi tiếng chứa nhiều vitamin C và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chống sưng, chống kháng khuẩn tự nhiên.Phèn chua và hành có tác dụng kháng viêm và xoa dịu cơn đau hiệu quả
Việc kết hợp hai nguyên liệu này giúp tăng tác dụng kháng viêm. giảm đau cho người đau vai gáy
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 1 quả cam, 3 củ hành khô, 3 thìa phèn chua
- Cam rửa sạch, cắt bỏ phần cuống ở đầu, hành bóc vỏ, rửa và đập dập
- Khoét bớt ruột bên trong quả cam, nhét phèn chua cùng hàng đã đập dập vào
- Nướng quả cam trên bếp than cho đến khi phần vỏ ngoài cháy xém là được
- Khi cam đã nguội bớt, thái cam thành nhiều lát mỏng
- Đắp từng lát cam lên phần cổ, vai và gáy trong khoảng 10 phút
- Thực hiện từ 1-2 lần/ngày
3. Giảm đau vai gáy với lá lốt, muối hạt rang nóng
Lá lốt là thảo dược thuộc họ Hồ tiêu, có vị cay nồng, và tính ấm với công năng mạnh gân cốt, chỉ thống, trừ phong hàn và làm ấm khớp hiệu quả. Dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh từ lá lốt, nhất là các bệnh về cơ xương khớp, điển hình như gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Đặc biệt, sử dụng lá lốt đem lại nhiều hiệu quả trong công việc khắc phục chứng đau vai gáy.
Muối biển ngoài tác dụng sát trùng và giảm đau, còn có tác dụng giúp các vị thuốc khác đi vào kinh mạch. Từ đó giúp các thành phần hoạt chất trong lá lốt phát huy tốt nhất công dụng của nó
Cách thực hiện
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt cùng 1 ít muối
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước
- Cho lá lốt và muối hạt vào chảo rang nóng
- Bọc hỗn hợp vừa rang vào túi vải
4. Đắp hỗn hợp gừng tươi
Gừng không chỉ được biết đến là một gia vị gần gũi với người dân, mà còn biết đến với vai trò và vị thuốc có tác dụng khử hàn. Gừng có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm, với công dụng chống đầy hơi và ói mửa, kích thích lưu thông máu, chống viêm. Nghiên cứu chứng minh rằng chất men zingibain có trong gừng có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau tự nhiên, giúp giảm cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp,..
Cách thực hiện
- Chuẩn bị: gừng tươi, muối hạt, giấm ăn
- Rửa gừng, cho gừng cùng muối hạt vào cối, giã nát rồi trộn đều với giấm ăn
- Đắp hỗn hợp trên vào vùng bị đau nhức
- Cố định hỗn hợp bằng gạc y tế trong thời gian từ 20-25 phút
- Thực hiện từ 1-2 lần/ngày để phát huy tác dụng tốt nhất.
5. Tiêu viêm nhờ lá kinh giới
Kinh giới có vị cay, tính ấm, với công năng trừ phong giải biểu, cầm máu. Trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất giúp làm giảm đau nhức, thư giãn cơ, tiêu viêm và giúp tình trạng co cứng khớp được cải thiện. Do đó, loại cây này thường được dùng trong các bài thuốc điều trị vấn đề về xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: Hoa, lá của cây kinh giới
- Lấy 1 nắm gồm lá, hoa của cây kinh giới rửa sạch, ráo nước rồi phơi trong bóng râm đến khi khô
- Cho hỗn hợp vừa phơi vào vỏ gối, kê gối dưới phần đầu và vai gáy khi ngủ
- Thực hiện trong 5-7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Những bài thuốc trên có nguyên liệu dễ kiếm, thường ít tác dụng phụ và dễ làm. Tuy nhiên, những bài thuốc này không thể trị dứt điểm những triệu chứng, và kiên trì thực hiện trong thời gian nhất định mới có tác dụng rõ rệt. Do vậy, ngoài những bài thuốc trên, người bệnh nên kết hợp những bài thể dục vừa sức, những bài tập vật lý trị liệu để tăng tác dụng và giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
Trả lời
Trả lời
Trả lời