Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến, khó chữa, dễ tái phát và gây ra không ít những biến chứng như đau buốt, tê bì chân, khiến người bệnh đi lại khó khăn. Rất nhiều người băn khoăn liệu trình trạng này kéo dài có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả trả lời câu hỏi này.

Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương hoặc lão hóa, bao xơ bên ngoài có thể bị mòn, khô, rách… khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây chèn ép vào các rễ thần kinh qua các lỗ liên hợp trên đốt sống, gây tình trạng đau nhức kéo dài.
2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân
- Hầu hết những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây tê chân là do làm việc sai tư thế, ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc thường xuyên mang vác các vật nặng, vận động quá mạnh.
- Khi nhân nhầy chèn ép dây thần kinh sẽ nhanh chóng làm cho quá trình truyền tín hiệu suy giảm, nhất là các chi. Lâu dần, mạch máu vận chuyển xuống các chi bị ảnh hưởng, khó lưu thông. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị tê bì đau buốt chân.
- Tùy thuộc vào từng vị trí rễ thần kinh gây chèn ép mà người bệnh thường xuyên bị tê bì ở bàn chân, vùng gót chân, mu bàn chân, mặt trước xương chày…
Để xác định rõ nguyên nhân và chẩn đoán đúng bệnh, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ và tiến hành chụp Xquang, cộng hưởng từ (MRI).
3. Thoát vị đĩa đệm gây đau buốt, tê bì chân có nguy hiểm không?

Nguy cơ tàn phế do thoát vị đĩa đệm
Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm gây tê bì thường xuyên thì sẽ rất dễ đối diện với một số biến chứng phức tạp như:
- Hạn chế vận động
- Rối loạn đại tiểu tiện: thoát vị đĩa đệm gây chèn ép ở vùng thắt lưng, gây rối loạn cơ tròn, người bệnh bị bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.
- Bị teo cơ: lưu thông máu đến các cơ giảm, lâu dần sẽ khiến cơ mất dần chất dinh dưỡng, làm giảm sức mạnh cơ bắp, giảm khả năng vận động của người bệnh.
- Rối loạn cảm giác: những vùng da ở vị trí dây thần kinh bị chèn ép thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.
- Liệt, tàn phế suốt đời: Khi các dây thần kinh tay, chân tay bị tê liệt, không hoạt động, khiến cơ khớp bị cứng dần. Cuối cùng hậu quả dẫn tới tàn phế, bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể tiếp tục di chuyển, và buộc phải nghỉ ngơi một lúc thì mới có thể tiếp tục.
4. Điều trị

Người bị thoát vị đĩa đệm tê bì chân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa
Thoát vị đĩa đệm gây tê bì chân là căn bệnh khá nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám sớm để tiến hành điều trị kịp thời.
Khi bị bệnh tê chân tay, người bệnh nên được mát - xa tay chân thường xuyên để kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
- Người bệnh có thể thực hiện mát - xa từ cổ chân lên đùi và ngược lại, mát - xa từ cổ tay đến vai và ngược lại.
- Thời điểm phù hợp nhất để thực hiện đó là trước giờ đi ngủ từ 20 - 30 phút.
- Phương pháp này không những giảm tình trạng tê bì tay chân mà còn giúp bạn có giấc ngủ thoải mái hơn.

Áp dụng massage hiệu quả với người bị thoát vị đĩa đệm tê bì chân
Ngoài ra, có rất nhiều bài tập đem lại hiệu quả cho bệnh nhân, ví dụ như bơi lội, bởi vì cơ bắp, mạch máu, dây thần kinh được giải phóng và không bị đè nén. Như vậy, tình trạng tay chân bị tê thuyên giảm đáng kể.
Bệnh nhân bị tê bì tay chân cũng có thể là do thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu, nên cần bổ sung dưỡng chất Canxi, vitamin K...
Bên cạnh việc tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược vừa có tác dụng giảm đau, chống viêm, vừa nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp như Viên xương khớp Vương Hoạt chứa chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược và hoạt chất MSM.
Trả lời
Trả lời
Trả lời