Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và vận động của người bệnh. Nhiều người dùng thuốc Tây y, Đông y nhưng bệnh vẫn dai dẳng kéo dài, băn khoăn có nên đi phẫu thuật hay không? Cùng xem trường hợp của một độc giả gửi về cho chuyên gia của chúng tôi dưới đây.
Bác Đàm Văn Hùng, 71 tuổi, Cẩm Thủy, Thanh Hóa có gửi câu hỏi về tổng đài 1800 6802:“Thưa bác sĩ, tôi bị thoát vị đĩa đệm ở đoạn thắt lưng L4, L5 đã đi châm cứu, dùng Đông y rồi dùng thuốc tây 3 năm nay không khỏi. Tôi đau từ thắt lưng, lan xuống chân, đau buốt đi cứ sụn đầu gối xuống. Có người bảo đi phẫu thuật mới khỏi được, tôi rất lo cho tình trạng của mình . Chuyên gia cho tôi hỏi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, tôi nên điều trị như thế nào?
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm hay gặp nhất là ở cột sống cổ và thắt lưng, vì đây là 2 vị trí chịu lực tác động nhiều nhất khi con người vận động.
Khi có lực tác động tại cột sống kéo dài hoặc do tuổi tác, các cấu trúc đĩa đệm bị thoái hóa sẽ gây di lệch vị trí đĩa đệm giữa 2 đốt sống, hoặc bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh, gây cảm giác đau nhức kéo dài. Đây chính là hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
2. Dấu hiệu nhận biết
- Cơn đau nhói, liên tục hoặc dữ dội vùng thắt lưng, cổ, vai gáy
- Đau lan dọc xuống các chi, gây tê bì, đau buốt dọc cánh tay hoặc dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân và mu bàn chân
- Bệnh kéo dài dẫn tới biến chứng: yếu cơ, teo cơ, thậm chí liệt hoàn toàn các chi.
Thoát vị đĩa đệm điển hình bởi cơn đau nhói, dữ dội
3. Thoát vị đĩa đệm điều trị như nào?
Tùy thuộc vào tình trạng và giai đoạn của bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra phương án điều trị phù hợp hoặc kết hợp các phương pháp với nhau:
- Điều trị nội khoa: dùng thuốc giảm đau, chống viêm
- Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
- Châm cứu, Y học cổ truyền, mát xa, bấm huyệt
- Điều trị Ngoại khoa: phẫu thuật, phẫu thuật nội soi
- ...
4. Thoát vị đĩa đệm có nên phẫu thuật không?
Theo thống kê, khoảng 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị nội khoa kết hợp với các phương pháp phục hồi, vật lý trị liệu cho kết quả tốt. Chỉ khoảng dưới 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tiến hành phẫu thuật.
Các trường hợp cần phẫu thuật:
- Điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng không có hiệu quá từ 5-8 tuần
- Chèn ép thần kinh cấp tính
- Thoát vị di trú, thoát vị đĩa đệm rách bao xơ
- Thoát vị đĩa đệm gây đau quá mức, dùng thuốc giảm đau không có hiệu quả
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt hoặc hội chứng đuôi ngựa
Rất ít trường hợp cần mổ thoát vị đĩa đệm
Các biến chứng có thể gặp phải khi phẫu thuật
- Nhiễm trùng ở vị trí phẫu thuật
- Vết mổ có thể khó lành, gây đau nhức khó tả
- Kích ứng da do phản ứng với dung dịch chống khuẩn trước và sau phẫu thuật
- Vùng da ở vị trí phẫu thuật trở nên mẫn cảm, dễ bị kích ứng
- Nguy cơ đau lại nếu không giữ gìn cẩn thận
Do những biến chứng không thể lường trước được sau khi phẫu thuật mà bác sĩ cũng như người bệnh thường chọn biện pháp điều trị theo hướng bảo tồn.
Lời khuyên cho độc giả:
Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, bác nên đi khám với bác sĩ chuyên về Thoát vị đĩa đệm hoặc Cột sống để được chẩn đoán và tư vấn. Và thực tế, có khoảng 90% người bệnh đã điều trị thành công bằng biện pháp bảo tồn. Rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị nguồn gốc từ thảo dược như Viên xương khớp Vương Hoạt kết hợp vật lý trị liệu, chế độ vận động, ăn uống khoa học cho thấy cải thiện rất tích cực.
Bác có thể tham khảo Viên xương khớp Vương Hoạt tiên phong chứa chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược với hoạt chất MSM, chuyên biệt cho các bệnh các bệnh đau vai gáy, thoái hóa cột sống; an toàn, có thể sử dụng lâu dài và không gây tác dụng phụ trên dạ dày
Trả lời
Trả lời
Trả lời