Đau mỏi vai gáy là tình trạng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Bệnh thường gây cứng cổ, mỏi vùng vai gáy gây cản trở trong công việc sinh hoạt thường ngày. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho chứng bệnh này là gì? Hãy cùng tìm hiểu
1. Đạu mỏi vai gáy là gì?
Đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy cơ cứng gây đau, kèm theo hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh liên quan trực tiếp đến nhiều loại bệnh về cột sống, hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy. Bệnh thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc sau khi ngồi làm việc quá lâu
Đau cổ vai gáy thường mang tính cơ học, bất ngờ xuất hiện làm người bệnh không thể lường trước được, đó là:
- Đau tăng khi đứng, đi lại, ngồi lâu, hoạt động cột sống cổ, triệu chứng đau tăng cả khi thay đổi thời tiết. Nghỉ ngơi đỡ đau.
- Giai đoạn nặng có thể đau lan xuống cả bả vai, lúc này cánh tay, cẳng tay, và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác. Khi đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng, gây đau cổ vai gáy.
- Một số triệu chứng khác đi kèm khi bị đau mỏi vai gáy là: nhức đầu, ù tai, mất ngủ hoặc tình trạng chóng mặt
- Nguyên nhân
Đau mỏi vai gáy liên quan đến hệ thống xương khớp và mạch máu vùng cổ vai gáy. Do vậy, nguyên nhân chủ yếu của đau mỏi vai gáy là các bệnh lý về cột sống như:
- Thoái hóa cột sống cổ: đây là nguyên nhân hàng đầu của chứng đau mỏi vai gáy. Khi các khớp cột sống và mỏm xương bị thoái hóa dẫn đến các lỗ tiếp hợp bị hẹp lại, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh cột sống và gây đau. Khi đau mỏi vai gáy kéo dài, rất có thể cột sống cổ bị thoái hóa.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: đây là hậu quả do thoái hóa cột sống cổ gây nên. Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát khỏi bao xơ sẽ chèn ép lên dây thần kinh và cột sống. Đây là lý do vì sao thoát vị đĩa đệm cổ gây đau mỏi vai gáy.
- Vôi hóa cột sống: là tình trạng do sự lắng đọng Calci tại dây chằng dọc đĩa đệm, cột sống gây nên. Gai xương hình thành trong quá trình lắng đọng sẽ chèn ép rễ dây thần kinh gây đau mỏi vùng vai gáy và rối loạn vận động
Gai cột sống và thoát vị đĩa đệm là những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy
- Một số nguyên nhân hiếm gặp: do chấn thương, vận động quá mức, thường xuyên sinh hoạt và làm việc sai tư thế, hoặc do nhiễm lạnh
- Phương pháp điều trị
Khi đau mỏi vai gáy kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa cơ xương khớp để chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn cùng nguyên nhân:
- Khi người bệnh mới xuất hiện triệu chứng, cần tránh hoạt động nhiều vùng cổ như xoay đầu, xoay cổ, hạn chế ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn. Trước khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút
- Khi bệnh ở mức độ vừa, các biểu hiện đau cổ, vùng vai gáy rõ rệt và gây ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt, người bệnh thường tìm đến những thuốc như: thuốc giảm đau, chống viêm như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin,...để giảm các triệu chứng
- Ở mức độ nặng cần kết hợp điều trị kết hợp uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và vật lý trị liệu như bấm huyệt, châm cứu, kéo cột sống cổ, các bài tập hỗ trợ giảm đau,...
- Phẫu thuật: trường hợp nặng có ép rễ thần kinh hoặc tủy sống.
- Phòng ngừa đau mỏi vai gáy
Bệnh đau mỏi vai gáy là bệnh thường gặp, điều trị phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống và tư thế làm và sinh hoạt của người bệnh. Do vậy để phòng ngừa đau mỏi vai gáy cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân
- Chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu
- Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: Calci, Kali, Vitamin nhóm B, C, E
Trả lời
Trả lời
Trả lời