Đau lưng dai dẳng - biến chứng nguy hiểm chớ coi thường

85% người trưởng thành trong cộng đồng gặp đau lưng ít nhất 1 lần trong đời, 10% trong số chuyển thành cơn đau mạn tính với nguy cơ: gặp khó khăn trong vận động, yếu hoặc teo cơ, liệt, tàn phế...

Xếp hạng: 3.3 (4)
Mục lục [ Ẩn ]

1. Nguyên nhân gây đau lưng dai dẳng

đau lưng dai dẳng biến chứng nguy hiểm

Tỷ lệ người bị đau lưng dai dẳng ngày một gia tăng

Đau lưng dai dẳng là tình trạng đau khu trú ở vùng thắt lưng kéo dài hơn 3 tháng, người bệnh thực hiện các động tác: cúi, ngửa, xoay, đứng lên ngồi xuống khó khăn. Bệnh kéo dài âm ỉ gây lo âu, suy nhược cho người bệnh.

Nguyên nhân nguyên phát

  • Quá trình lão hóa của cơ thể. Khi tuổi tác càng tăng, cấu trúc cột sống bị hư hại trầm trọng: đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa, các mô sụn bị hao mòn…
  • Quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của mỗi người. Có người bị thoái hóa từ rất sớm khi mới 30 -35 tuổi, nhưng có người đến 50, 60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.

Nguyên nhân thứ phát

  • Chấn thương cột sống do té ngã, tai nạn nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lớn lên cột sống khiến cột sống nhanh bị thoái hóa.
  • Làm việc văn phòng hoặc lao động nặng nhọc với tư thế sai khiến cột sống mất đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học thiếu Canxi, Magie, nhiều dầu mỡ…
  • Tập luyện thể dục, thể thao quá sức khoặc không đúng phương pháp.

2. Ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm

đau lưng dai dẳng biến chứng nguy hiểm

Đau lưng dai dẳng đặc biệt gây khó khăn trong vận động

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Có một điều phải khẳng định là chứng đau lưng dai dẳng ảnh hưởng rất lớn tới vận động và đời sống tinh thần của của người bệnh.

  • Về vận động: Người bị đau lưng dai dẳng thường gặp khó khăn trong hầu hết các chuyển động như: đứng lên, ngồi xuống, đi lại, cúi gập xoay người. Để tránh đau nhức, họ phải di chuyển cẩn thận, chậm chạp và hạn chế thực hiện những công việc chân tay.
  • Về đời sống tinh thần: Những cơn đau thắt lưng dai dẳng khiến người bệnh lo lắng, gây mất ngủ vào ban đêm, về lâu dài dễ dẫn tới mất tập trung, trí nhớ giảm sút. Theo một số nghiên cứu cho thấy, người bị đau lưng dai dẳng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Họ thường cảm thấy chán nản, vô vọng, mất ngủ, cân nặng không ổn định, mất niềm vui hứng thú trong cuộc sống.

Biến chứng nguy hiểm:

Đau lưng dai dẳng nếu là biểu hiện của các bệnh lý liên quan tới cột sống như: thoái hóa cột sống, gai cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm…không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể kèm theo những biến chứng nguy hiểm.

  • Thường gặp là hiện tượng các gai xương hoặc đĩa đệm bị thoát vị chèn ép dây thần kinh tọa và rễ thần kinh gây nên đau nhức, buốt vùng mông, lan dọc theo đùi xuống cẳng chân, ngón chân.
  • Nặng hơn có thể gây teo cơ, hạn chế vận động và đi tiểu tiện khó khăn (do rối loạn cơ tròn).
  • Thậm chí có thể gây liệt, tàn phế, bệnh nhân mất hoàn toàn khả năng vận động.

3. Cách phòng ngừa biến chứng

đau lưng dai dẳng biến chứng nguy hiểm

Người bệnh cần kết hợp các vật lý trị liệu, tập luyện phù hợp

Với các bệnh nhân bị đau lưng dai dẳng, hướng điều trị chính hiện nay là: điều trị triệu chứng (giảm đau, chống viêm) kết hợp điều trị bảo tồn (tăng khả năng vận động và phòng ngừa biến chứng cho người bệnh). 

Trong quá trình điều trị bảo tồn bệnh nhân cần chú ý như sau:

  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và tiếp tục kế hoạch vật lý trị liệu tại nhà
  • Kiểm tra định kỳ những người lao động nặng (khám phát hiện triệu chứng, chụp Xquang cột sống khi cần…)
  • Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh: lao động nặng hoặc việc văn phòng ít vận động, lái xe… là nguy cơ khiến đau lưng dai dẳng tiến triển nặng thêm.
  • Trong quá trình làm việc người bệnh cần chú ý không giữ một tư thế quá lâu, cần có thời gian thư giãn, vận động xen kẽ, tránh các tư thế ngồi gò bó, tránh thay đổi tư thế đột ngột, mang vác nặng…
  • Luyện tập thể thục thể thao đều đặn, chọn các bài tập phù hợp với bệnh như yoga hoặc hoặc tập dưỡng sinh, đi bộ nhẹ nhàng, tránh những môn thể thao quá sức như: cử tạ, thể dục dụng cụ…
  • Bổ sung chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho sụn khớp như: Calcium và Vitamin D, rau quả, trái cây, hải sản, các loại tảo, sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Tránh các thức ăn gây tăng cân, béo phì, các chất kích thích làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống như: rượu bia, thuốc lá, các loại thịt đỏ, đồ ngọt cũng cần hạn chế

Ngoài ra, người bị đau lưng dai dẳng có thể kết hợp thêm các sản phẩm thành phần thảo dược có tác dụng bảo vệ và tái tạo sụn khớp như chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược, cao Thiên Niên Kiện và hoạt chất MSM an toàn và hiệu quả giúp: giảm đau lưng, đau vai gáy; tăng khả năng vận động của người bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
 

Tác giả: Dược sĩ Thảo Nguyễn

Viên xương khớp Vương Hoạt

TPBVSK Viên xương khớp Vương Hoạt -chuyên biệt cho người bị các bệnh ở cột sống - là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược với hoạt chất MSM -  là hai nguyên liệu được nghiên cứu lâm sàng An Toàn và Hiệu Quả, giúp hỗ trợ:

  • Giảm thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy
  • Hỗ trợ tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống và các bệnh xương khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống
Viên xương khớp Vương Hoạt

TPBVSK Viên xương khớp Vương Hoạt -chuyên biệt cho người bị các bệnh ở cột sống - là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược với hoạt chất MSM -  là hai nguyên liệu được nghiên cứu lâm sàng An Toàn và Hiệu Quả, giúp hỗ trợ:

  • Giảm thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy
  • Hỗ trợ tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống và các bệnh xương khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống

Tư vấn hoặc đặt hàng

Người gửi:
Đoàn Văn Hùng
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Viên xương khớp Vương Hoạt đã được chứng nhận An toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TW, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ trên dạ dày… [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Lý
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng viên xương khớp Vương Hoạt liên tục mỗi đợt từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Đức Bình
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Hiện tại, viên xương khớp Vương Hoạt đang được phân phối trên hơn 10.000 nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Để mua đúng sản phẩm, quý vị nên gọi… [Đọc tiếp]

Bình luận

Nhắn tin Zalo 1