THOÁI HÓA CỘT SỐNG LÀ BỆNH GÌ?

Thoái hóa cột sống là bệnh rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng bệnh này khiến cho sinh hoạt của người bệnh rất khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vậy thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì? Triệu chứng cùng nguyên nhân của bệnh là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Xếp hạng: 4 (5)
Mục lục [ Ẩn ]

1. TỔNG QUAN VỀ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Trong cơ thể người, cột sống đóng vai trò là cột trụ chính cho thân người, tính từ mặt dưới xương chẩm đến đỉnh cuối xương cụt. Cột sống người gồm 33-35 đốt sống chồng lên nhau. Chiều dài của toàn bộ cột sống chiếm khoảng 40% chiều cao cơ thể. Cột sống được một chuỗi các đốt xương cứng xen kẽ các đĩa đệm. Đây là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá là chắc chắn được xếp theo vòng tâm, bên trong có chứa nhân keo gelatin. Đĩa đệm có tác dụng giúp cho cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực hơn.

Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Theo viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ, hơn 85% những người trên 60 tuổi đều bị thoái hóa đốt sống cổ. 

2. NGUYÊN NHÂN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong thời gian dài kết hợp với tuổi tác dẫn đến hậu quả khiến cho sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng. Một số nguyên nhân có thể kể đến như: 

Tuổi tác-lão hóa tự nhiên

Đây là xem là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thoái hóa cột sống. Theo thời gian, cùng với sự lão hóa của cơ thể, xương khớp trở nên dễ gòn và thoái hóa. Người trung niên và cao tuổi là đối tượng bị thoái hóa nhiều nhất. Tuy nhiên, gần đây thoái hóa cột sống đã dần trẻ hóa, do vậy không chỉ do tuổi tác mà còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Tính chất công việc: 

Những công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều (dân văn phòng, lái xe) hoặc những công việc mang vác nhiều, nặng nhọc làm gia tăng nguy cơ và mức độ trầm trọng của thoái hóa cột sống.

Do tính chất nghề nghiệp, nam giới thường có tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cao hơn so với nữ giới. 

Cân nặng: 

Những người béo phì, thừa cân, lúc đó cột sống sẽ chịu áp lực nhiều hơn. Cần kiểm soát cân nặng trong mức cho phép sẽ hạn chế được nguy cơ thoái hóa cột sống khi về già.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: 

Các bộ phận trong cơ thể đều nhờ những dưỡng chất từ chế  độ ăn để nuôi dưỡng và phát triển qua từng ngày. Do vậy,  khi chế độ ăn thiếu calci và các vitamin cần thiết, xương dần trở nên yếu, kéo dài dẫn đến tình trạng loãng xương, xương dễ gãy.

Chấn thương do tai nạn

Sau va chạm, tác động mạnh khiến cột sống bị dị dạng, thay đổi. Với những người có tiền sử chấn thương nặng ở cột sống, đã từng phẫu thuật cột sống do nhiều nguyên nhân,...khi về già sẽ dễ bị thoái hóa vùng tổn thương cũ

3. TRIỆU CHỨNG THOÁI HÓA CỘT SỐNG

Tùy vào vị trí thoái hóa mà triệu chứng điển hình khác nhau. Dưới đây là triệu chứng của 2 vị trí đau chính:

Thoái hóa cột sống thắt lưng: ảnh hưởng vùng lưng và chi dưới 

  • Đau lưng: giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau dữ dội ở vùng lưng, thắt lưng. Càng về sau, tần suất đau nhiều hơn, nhất là khi thời tiết thay đổi và khi chuyển lạnh. Triệu chứng điển hình là đau nhức, tê bì các chi
  • Hai chân tê bì, mất cảm giác: khu vực thắt lưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực cả hai chân nên triệu chứng bệnh rất rõ ràng. Cảm giác nhức mỏi, tê bì lâu ngày dẫn đến hạn chế đến khả năng hoạt động chi.
  • Hạn chế khả năng vận động: khi dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, không thể hồi phục. Hậu quả gây nên tình trạng yếu cơ, nặng hơn có thể gây bại liệt. Đây là triệu chứng nghiêm trọng nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Thoái hóa cột sống cổ: ảnh hưởng vùng cổ, vai và cánh tay 

  • Cứng cổ, đau cổ: giai đoạn đầu, các cơn đau cổ xuất hiện đột ngột. Theo thời gian, bệnh tiến triển từ những triệu chứng âm thầm mà chúng ta thường bỏ quên, và trở nên nặng dần ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày như: nghiêng đầu, xoay đầu,...
  • Vai yếu, lực của tay giảm: thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng trực tiếp đến vai và khu vực cánh tay. Trong giai đoạn tiến triển bệnh, người bệnh sẽ cảm nhận được hai vai đang bị suy giảm dần, lực cánh tay giảm biểu hiện qua việc cầm nắm hoặc mang vác đồ vật nặng sẽ rất khó.
  • Cử động hạn chế: người bệnh sẽ rất khó để cầm nắm, cử động các ngón tay, bàn tay. Khi bệnh tiến triển nặng, thoái hóa cột sống cổ gây ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh và hệ thống các dây chằng khiến người bệnh bị mất cảm giác và khó cảm nhận được những yếu tố ngoại cảnh bên ngoài.

4. ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG 

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống được lựa chọn dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng liên quan, bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa.

Điều trị nội khoa: 

Các nhóm thuốc được lựa chọn trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau: dùng khi đau nhẹ đến trung bình (Paracetamol, Efferalgan). Với cơn đau nặng hơn thường sử dụng nhóm Opiat, dẫn xuất của Opiat (Tramadol)
  • Thuốc giảm đau nhóm NSAID: Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac hoặc Meloxicam hay Celecoxib dùng đường uống. 
  • Thuốc giãn cơ: giảm đau bằng cách chống co cứng cơ, thường dùng Eperisone hoặc Tolperisone
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine sulfate, Piascledine, Chondroitin sulfate
  • Thuốc giảm đau thần kinh: chỉ định khi có chèn ép dây thần kinh, đau dây thần kinh:  Vitamin nhóm B (B1,B6,B12), Pregabalin, Gabapentin, Mecobalamin.
  • Corticoid dạng tiêm dùng ngoài màng cứng: chỉ dùng khi có đau do chèn ép rễ dây thần kinh hoặc tủy sống nặng, đã dùng các loại thuốc kể trên nhưng không đạt hiệu quả.

Vật lý trị liệu:

Một số phương pháp điển hình:

  • Châm cứu, massage, xoa bóp, bấm huyệt 
  • Nhiệt trị liệu, chườm nóng
  • Kích thích điện 
  • Kéo giãn cột sống

Điều trị ngoại khoa

Khi áp dụng các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi đó, các bác sĩ sẽ hội chẩn để đưa ra chỉ định phẫu thuật phù hợp với tình trạng hiện tại của bệnh nhân

Một số phương pháp điều trị ngoại khoa hiện nay đang áp dụng:

  • Phẫu thuật cắt bỏ gai xương 
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống 
  • Phẫu thuật cố định cột sống 
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm 
  • Phẫu thuật cấy miếng đệm gian mỏm gai
  • Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo
  • Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo

Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên ăn thức ăn mềm dễ tiêu hóa, tránh thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Người bệnh sau phẫu thuật cần có chế độ ăn uống khoa học để mau hồi phục vết mổ, giúp cơ thể khỏe mạnh. 

Xu hướng điều trị thoái hóa cột sống hiện nay 

Đau lưng dai dẳng

Điều trị thoái hóa cột sống nhờ thảo dược

Xu hướng hiện nay được nhiều bệnh nhân lựa chọn là điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp sử dụng với các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, hiệu quả, và dùng được lâu dài. Trong đó, được nhiều chuyên gia đánh cao là sản phẩm chứa thành phần chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược, cao Thiên Niên Kiện và hoạt chất MSM vì mang lại hiệu quả chuyên biệt giúp:

  • Giảm đau nhanh, chống viêm mạnh ở người bị thoái hóa cột sống hiệu quả, an toàn
  • Bảo vệ và tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa
  • Tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống.

Thực tế, các bệnh nhân cũng phản hồi rất tích cực về sản phẩm chứa 3 thành phần này. Sản phẩm từ thảo dược an toàn, lành tính, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài để tránh bệnh tái phát.

Thoái hóa cột sống có thể phòng ngừa và điều trị nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ điều trị. Do vậy, khi có các dấu hiệu, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

Tác giả: Dược sĩ Thảo Nguyễn

Viên xương khớp Vương Hoạt

TPBVSK Viên xương khớp Vương Hoạt -chuyên biệt cho người bị các bệnh ở cột sống - là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược với hoạt chất MSM -  là hai nguyên liệu được nghiên cứu lâm sàng An Toàn và Hiệu Quả, giúp hỗ trợ:

  • Giảm thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy
  • Hỗ trợ tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống và các bệnh xương khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống
Viên xương khớp Vương Hoạt

TPBVSK Viên xương khớp Vương Hoạt -chuyên biệt cho người bị các bệnh ở cột sống - là sản phẩm tiên phong kết hợp chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược với hoạt chất MSM -  là hai nguyên liệu được nghiên cứu lâm sàng An Toàn và Hiệu Quả, giúp hỗ trợ:

  • Giảm thoái hóa cột sống, gai đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau vai gáy
  • Hỗ trợ tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống và các bệnh xương khớp
  • Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống

Tư vấn hoặc đặt hàng

Người gửi:
Đoàn Văn Hùng
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Viên xương khớp Vương Hoạt đã được chứng nhận An toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TW, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ trên dạ dày… [Đọc tiếp]
Người gửi:
Nguyễn Thị Lý
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng viên xương khớp Vương Hoạt liên tục mỗi đợt từ 3 - 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. [Đọc tiếp]
Người gửi:
Trần Đức Bình
Ngày gửi: 13/05/2020

Trả lời

Hiện tại, viên xương khớp Vương Hoạt đang được phân phối trên hơn 10.000 nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Để mua đúng sản phẩm, quý vị nên gọi… [Đọc tiếp]

Bình luận

Nhắn tin Zalo 1