Theo thống kê, đau lưng mạn tính là lý do khiến bệnh nhân đi khám nhiều nhất trong các bệnh xương khớp. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị như nào để bệnh không tái phát? Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp câu hỏi này.
1. Triệu chứng của đau lưng dai dẳng
Đau lưng dai dẳng gây khó khăn trong vận động
Đa số người trưởng thành đều gặp đau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Nếu đau chỉ kéo vài một ngày rồi hết thì gọi là đau lưng cấp tính. Còn trường hợp đau dai dẳng tái đi tái lại kéo dài trong 3 tháng thì gọi là đau lưng mạn tính.
Cụ thể triệu chứng của bệnh nhân đau lưng dai dẳng là:
- Đau lưng kéo dài trên 3 tháng
- Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi
- Xuất hiện cơ đau dữ dội khi thay đổi đột ngột tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật nặng, khi ngồi quá lâu
- Hạn chế tính linh hoạt, vận động bị ảnh hưởng
Trong một số trường hợp đau nhẹ, bệnh nhân có thể thấy cải thiện dần dần sau khi tự điều trị tại nhà hay tự chăm sóc. Tuy nhiên bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ khi mức độ đau tăng lên:
- Đau cường độ cao, kể cả khi đi lại hay nghỉ ngơi, nhất là về đêm
- Đau lan xuống mông, dọc theo hông đùi bàn chân, xuất hiện tê bì, khó khăn trong đi lại.
- Rối loạn tiểu tiện
2. Đau lưng dai dẳng là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau lưng thường do các vấn đề ở cột sống
Cấu tạo của lưng bao gồm các cấu trúc: xương cột sống, khối cơ, dây chằng, gân và các đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, chúng hoạt động cùng nhau để hỗ trợ cho phép con người di chuyển. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề nào với các thành phần trong số này có thể dẫn đến đau lưng.
Trong đó:
- 5 – 10% đau lưng dai dẳng là triệu chứng của các bệnh về đường tiết niệu, sinh dục, các khối u trong ổ bụng…
- 90 – 95% là đau lưng dai dẳng là do các vấn đề từ cột sống, cụ thể là dấu hiệu của các bệnh sau:
Thoái hóa cột sống: theo thời gian cột sống dần bị thoái hóa, các vận động mạnh kéo dài liên tục tác động lên cột sống hoặc một chấn thương gây tổn thương ban đầu sẽ tạo nên sự thay đổi cấu trúc và khả năng chịu áp lực lên cột sống giảm. Hệ quả, cột sống bị thoái hóa dẫn tới đau âm ỉ xung quanh cột sống, hay gặp nhất là đau lưng do đây là vị trí chịu lực nhiều nhất khi vận động.
Gai cột sống: Cột sống bị thoái hóa lâu ngày, không còn chắc khỏe và suy giảm chức năng. Cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng hình thành xương trên đốt sống, hệ quả là sự xuất hiện các gai xương.
Thoát vị đĩa đệm: vận động mạnh hoặc sai tư thế hoặc bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy đĩa đệm lệch khỏi vị trí bình thường.
Sự thoái hóa của cột sống gây đau âm ỉ kéo dài, sự xuất hiện của gai xương và đĩa đệm thoát vị gây chèn ép vào tủy sống hoặc các dây thần kinh lân cận, đặc biệt là dây thần kinh tọa, gây cơn đau lan dọc xuống chân. Nghiêm trọng hơn dẫn tới yếu hoặc liệt cơ, bệnh nhân có thể mất hoàn toàn khả năng vận động.
Bệnh đau lưng dai dẳng rất phức tạp và khó tìm đúng nguyên nhân nếu chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế làm thêm các xét nghiệm X-quang, MRI để các bác sĩ chẩn đoán và cho hướng điều trị kịp thời.
3. Các điều trị đau lưng dai dẳng
Hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị đau lưng dai dẳng
Nguyên tắc điều trị đau lưng dai dẳng là: điều trị triệu chứng (giảm đau, chống viêm) kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm. Nên phối hợp thêm các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cùng chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp. Trường hợp có chèn ép rễ dây thần kinh có thể chỉ định phẫu thuật (nhưng rất ít)
Không dùng thuốc
- Phương pháp vật lí trị liệu
- Bài tập thể dục, xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, tập cơ dựng lưng…
Dùng thuốc Tây y
- Thuốc giảm đau nhóm NSAID, nhóm thuốc chống viêm corticoid.
- Các thuốc giãn cơ
- Các thuốc tác dụng chậm như: Thuốc ức chế men tiêu sụn, thuốc bổ sung dịch khớp
- Thuốc giảm đau thần kinh
Tuy có tác dụng giảm đau nhanh, nhưng các thuốc Tây có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn trên đường tiêu hóa như: gây chóng mặt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, người suy gan, suy thận, tim mạch, người tuổi cao. Vì thế bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Xu hướng điều trị đau lưng dai dẳng hiện nay
Điều trị đau lưng dai dẳng nhờ thảo dược
Xu hướng hiện nay được nhiều bệnh nhân lựa chọn là điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ kết hợp sử dụng với các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược an toàn, hiệu quả, và dùng được lâu dài. Trong đó, được nhiều chuyên gia đánh cao là sản phẩm chứa thành phần chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược, cao Thiên Niên Kiện và hoạt chất MSM vì mang lại hiệu quả chuyên biệt giúp:
- Giảm đau nhanh, chống viêm mạnh ở người bị thoái hóa cột sống hiệu quả, an toàn
- Bảo vệ và tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa
- Tăng khả năng vận động ở người bị thoái hóa cột sống.
Thực tế, các bệnh nhân cũng phản hồi rất tích cực về sản phẩm chứa 3 thành phần này. Sản phẩm từ thảo dược an toàn, lành tính, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng lâu dài để tránh bệnh tái phát.
Đau lưng dai dẳng không chỉ ảnh hưởng tới vận động mà còn làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống người bệnh, gây lo âu, mất ngủ, suy nhược. Bệnh nhân nên đi thăm khám hoặc tìm hiểu sản phẩm an toàn chứa thành phần chiết xuất Myrrh từ cây Một Dược kết hợp chế độ tập luyện thể dục phù hợp để dứt tình trạng đau lưng dai dẳng.
Trả lời
Trả lời
Trả lời